Bộ môn Nông học được thành lập cùng với sự hình thành của Khoa Nông Lâm vào năm 2003 và bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên. Từ khi hình thành cho đến nay bộ môn nông học luôn luôn phát triển. Bộ môn Nông học đã và đang mở rộng các hệ đào tạo, bao gồm đào tạo bậc đại học hệ chính qui, hệ thường xuyên, hướng tới hệ đào tạo sau đại học. Hiện nay Bộ môn Nông học có đội ngũ giảng viên cơ hữu là các phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, chuyển giao khoa học, kỹ thuật công nghệ và giảng dạy chuyên môn. Trong xu thế hội nhập quốc tế, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, Bộ môn Nông học tiếp cận, phát triển và cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm, gắn lý thuyết với đào tạo thực hành. Trong những năm gần đây, bộ môn nông học liên kết với các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, Viện nghiên cứu và các trung tâm đào tạo thực hành trong nước và thế giới để đào tạo thực hành, hướng nghiệp cho sinh viên.Từ năm 2011 bộ môn Nông học đã xây dựng đề cương học phần theo dự án của Hà Lan, lấy một số học phần tiêu biểu để giảng dạy theo hướng gắn lý thuyết với thực hành, tăng các hoạt động của sinh viên, gắn các học phần với thực tế sản xuất.
Từ năm 2015, với chủ trương của Nhà trường, cùng với Khoa Nông lâm, bộ môn Nông học đã và đang xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra CDIO. Bộ môn Nông học xây dựng lại khung chương trình, chuẩn đầu ra của người học dựa trên sự góp ý của hơn 200 ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp và các cựu sinh viên thành đạt trên tất cả mọi miền đất nước. Chính vì thế, chương trình đào tạo sẽ áp dụng trong tương lai là chương trình giảng dạy hướng tới chương trình đào tạo gồm có kiến thức, kỹ năng và thái độ, gắn đào tạo với thực tế sản xuất, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tuy là bộ môn non trẻ, nhưng cho đến nay, bộ môn nông học có hơn 40 đề tài các cấp, từ cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Viện, cấp tỉnh và cấp Trường, các dự án phát triển khoa học kỹ thuật, tham gia các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, bộ môn nông học cũng có sự hợp tác nghiên cứu với các trung tâm, các viện và các trường đại học trong nước và quốc tế. Chính vì thế mà hàng năm, sinh viên ngành nông học có cơ hội để học tập nâng chuyên môn và tham gia vào các dự án hợp tác quốc tế cũng như nghiên cứu khoa học. Sinh viên có thể tham gia các dự án hợp tác giữa Khoa Nông Lâm trường Đại học Đà Lạt với Hà Lan, Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc.