Căn cứ Quyết định số 3585/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày 07/07/2003 cho phép Trường Đại học Đà Lạt thành lập 6 khoa mới, trong đó có Khoa Nông Lâm dựa trên cơ sở của Ban Nông học. Theo sự chỉ đạo của nhà trường, Ban Nông học và Ban Kinh tế Nông lâm sát nhập lại để thành lập khoa Nông - Lâm.
Căn cứ Quyết định số 8423/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 24/12/2004 cho phép Trường Đại học Đà Lạt được mở ngành Công nghệ sau thu họach trình độ cao đẳng.
Chương trình đào tạo ngành Nông học và Công nghệ sau thu hoạch nằm trong chiến lược phát triển chung của trường nhằm ổn định và tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.
1. Mục tiêu (Objectives)
Mục tiêu của Khoa Nông Lâm là đào tạo cán bộ kỹ thuật ở bậc đại học, cao đẳng và liên thông; nghiên cứu khoa học và dịch vụ, chuyển giao công nghệ; phát triển nguồn lực về nông nghiệp và phát triển nông thôn cho địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, Đông Nam bộ và cả nước.
2. Chuyên ngành đào tạo (Majors/ Educational Activities)
Hiện nay, Khoa Nông Lâm đào tạo 3 ngành trình độ đại học gồm: Nông học, Công nghệ Sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm.
Khoa Nông Lâm đang quản lý hệ thống nhà kính, vườn thực nghiệm, kho lạnh và các phòng thí nghiệm: Công nghệ giống thực vật, Công nghệ sau thu hoạch, Nông hóa, Bảo vệ thực vật, Sinh lý – Sinh hóa, Phòng thí nghiệm dự án Sinh học – Nông nghiệp, phòng thí nghiệm Lâm sinh, Phòng thí nghiệm Plant LED Factory phục vụ cho việc nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và thực hành nông học và công nghệ sau thu hoạch.
Trong tương lai, Khoa Nông Lâm đang có kế hoạch mở rộng quy mô và nâng cao trình độ đào tạo thông qua việc mở một số ngành như:
Đại học Bảo vệ thực vật
Thạc sỹ Khoa học cây trồng
3. Số lượng giảng viên cơ hữu/ tổng số sinh viên (Number of Faculties/ Students)
Khoa Nông Lâm hiện có 18 giảng viên (01 Phó Giáo sư, 11 Tiến sỹ, 04 Nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, 2 Thạc sỹ), 01 nghiên cứu viên và 01 chuyên viên. Bên cạnh đội ngũ cán bộ cơ hữu có sẵn, khoa Nông Lâm còn có mối quan hệ gắn kết với các cán bộ giảng dạy có trình độ và chuyên môn cao từ các Khoa, Phòng trong nhà trường cũng như mời các cán bộ dày dạn kinh nghiệm về thực tiễn từ các cơ quan trong và ngoài Tỉnh để triển khai tốt chương trình đào tạo cũng như đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Nhà Trường nói chung và của xã hội nói riêng.
Từ năm 2003 đến nay, Khoa Nông Lâm đã đào tạo được nhiều khóa sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp đang công tác tại nhiều cơ quản lý nhà nước và doanh nghiệp, đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Hiện tại, qui mô đào tạo của Khoa Nông Lâm ổn định từ 200 – 300 sinh viên hệ chính quy cho 3 ngành nói trên.
4. Các hướng nghiên cứu khoa học chính (Scientific Research Activities/ Orientation)
Hiện nay, Khoa Nông Lâm có thể hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực sau:
Sản xuất rau an toàn
Bảo tồn giống; Nhân giống nuôi cấy mô thực vật;
Quản lý chuỗi cung cấp nông sản;
Tư vấn về sản xuất rau an toàn và công nghệ sau thu hoạch hoặc mở các lớp đào tạo ngắn hạn về nuôi cấy mô và HACCP;
Phân tích nông hóa thổ nhưỡng; sâu bệnh, tuyến trùng
Thực phẩm vì sức khoẻ;
Cán bộ trong Khoa đã và đang triển khai 5 đề tài, dự án thuộc cấp Bộ, 3 đề tài cấp Viện, 2 đề tài, dự án cấp Tỉnh, 35 đề tài cấp cơ sở và liên kết nghiên cứu. Cán bộ trong Khoa đã viết và xuất bản hơn 80 bài báo, trong đó có hơn 26 bài báo quốc tế, một số sách tham khảo về lĩnh vực nông nghiệp, bảo vệ thực vật, công nghệ sau thu hoạch cho dự án dạy nghề (VTEP). Tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên đã thực hiện được 21 đề tài.
5. Các mối quan hệ hợp tác quốc tế (International Cooperation)
Hiện nay, Khoa Nông Lâm đã có quan hệ hợp tác với nhiều viện, trường đại học ở Hà Lan, Hàn Quốc, Bỉ, Nhật Bản, ... Cán bộ giảng dạy và sinh viên đang tham gia các dự án:
Project Based Learning (2010 – 2011); HortiDalat (2014 – 2016) và Fresh Academy (2015 – 2017) do Chính phủ Hà Lan tài trợ cùng hợp tác với các trường Đại học Van Hall Larenstein Wageningen và Đại học HAS của Hà Lan, công ty Fresh Studio.
Tham dự lớp đào tạo ngắn hạn tại Bỉ về tuyến trùng, đồng tổ chức các hội thảo về IPM tại Lâm Đồng cùng với Trường Đại học Ghent các dự án do Chính phủ Bỉ tài trợ.
Tổ chức hoạt động seminar thường xuyên, trao đổi cán bộ giảng dạy với trường Đại học Shinzu, Nhật Bản
Bước đầu có mối quan hệ với các trường Đại học ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Úc,…
Israel: chương trình Thực tập sinh với Agrostudies và Ramat Nagev cho sinh viên đã tốt nghiệp.
Trao đổi cán bộ nghiên cứu với trường Đại học Hàn quốc